GiadinhNet - Sau Tết, hàng loạt lễ hội lớn đã được khai hội để đón du khách thập phương về hành lễ. Cũng trong và sau dịp Tết Nguyên đán, du lịch nhiều địa phương đã đón một lượng khách “khủng” và đã bội thu ngay từ đầu năm.
Nô nức khai hội đầu năm
Tại Hà Nội, ngày 1/2 (ngày 5/1 Âm lịch), lễ hội Gò Đống Đa đã được tổ chức. Năm nay, tới dự lễ và khai hội có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo TP Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng và đoàn đã dâng hương trong lễ kỷ niệm 228 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong mùa lễ hội năm nay.
Cũng tại Hà Nội, ngày 2/2 (6/1 Âm lịch), lễ hội Cổ Loa (Đông Anh) cũng được tổ chức với sự tham gia của 8 xã (Bát xã) gồm: Cổ Loa, Văn Thượng, Ngoại Sát, Mạch Tràng, Đài Bi, Cầu Cả, Sằn Giã, Thư Cưu và làng Hà Vĩ. Hội Cổ Loa là lễ hội lớn không chỉ của Hà Nội mà còn thu hút được du khách thập phương tìm về để hành lễ và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Chương trình lễ hội Cổ Loa năm 2017 gồm có 2 phần lễ và hội. Phần lễ tổ chức theo nghi thức cổ truyền gồm có lễ dâng hương và lễ rước của “Bát xã Loa thành”.
Cũng trong ngày 2/2 (ngày 6/1 Âm lịch), tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội), lễ khai hội chùa Hương được tổ chức long trọng. Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, năm 2017, Ban đã triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm một mùa lễ hội kỷ cương, văn minh. Nhiều đổi mới trong việc tổ chức được áp dụng như phương tiện thuyền, đò tay đã được gắn biển số mới để quản lý chặt chẽ hơn; trên phương tiện thuyền, đò được trang bị phao cứu sinh, giỏ đựng rác; lượng khách chở phù hợp với tải trọng của phương tiện, tránh xảy ra tai nạn, luôn sẵn phương án cứu hộ, cứu nạn. Tất cả các công trình vệ sinh công cộng đều phục vụ miễn phí và bảo đảm sạch sẽ… Cũng theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 Âm lịch đã có khoảng hơn 12 vạn du khách đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật. Năm nay, giá vé tham quan chùa Hương tăng từ 49.000 đồng lên 80.000 đồng, vé đò là 50.000 đồng.
Tại Bắc Ninh, dù chưa đến ngày chính hội nhưng tại Đền Bà Chúa Kho (TP Bắc Ninh) đã đón một lượng khách lớn hành hương về dâng lễ. Đến hẹn lại lên, theo truyền thống vào dịp này, du khách thập phương trên toàn quốc tìm về đây để “trả” và “vay” lễ Bà Chúa. Từ bãi gửi xe, dọc đường dẫn vào đền Trình và đền Bà Chúa hàng quán bán lễ, viết sớ chen chúc người qua lại, mua bán. Trong những ngày đầu năm Âm lịch, nhiều điểm đã xảy ra tình trạng ùn tắc do dòng người kéo về đông. Lực lượng chức năng và ban quản lý sở tại đã phải vất vả để phân luồng, điều tiết giao thông.
Trước đó, để tổ chức tốt lễ hội năm 2017, lãnh đạo TP Bắc Ninh đã chỉ đạo chính quyền sở tại phải thực hiện việc niêm yết giá tại các hàng quán; bổ sung thêm thùng rác; thí điểm mô hình đi bộ, xe điện. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Có phương án phòng, chống cháy nổ. Tiến hành tháo dỡ mái che, mái vẩy sai quy định trong khu vực Đền. Phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý kiên quyết tình trạng trộm cắp, đổi tiền lẻ, khấn thuê, lễ mướn và các đối tượng lang thang, xin ăn. Đồng thời tập trung chỉ đạo, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ hội Đền Bà Chúa Kho năm 2017 đảm bảo trang trọng, an toàn, văn minh và tiết kiệm.
Khách du lịch tăng mạnh
Theo Sở Du lịch Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 (từ ngày 26/1 - 30/1/2017), tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô trên 230.000 lượt người, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt trên 62.000 lượt người (chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Tây Ban Nha...); khách du lịch nội địa 168.000 người. Tổng doanh thu từ khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu đạt 731 tỷ đồng.
Theo thống kê, dịp Tết vừa qua tại Quảng Bình, tổng số khách du lịch ước đạt 105.000 lượt, trong đó khách quốc tế ước đạt 7.000 lượt. Số khách du lịch bình quân theo ngày tăng 8% so với dịp Tết Bính Thân 2016. Điểm đến thu hút nhiều khách là khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, động Phong Nha, động Thiên Đường, sông Chày - hang Tối, hang Tám Thanh Niên Xung Phong và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng, Chùa Hoằng Phúc, Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Núi Thần Đinh...
Tại tỉnh Khánh Hòa, trong tháng 1, ngành du lịch địa phương này đã đón 125.000 lượt khách quốc tế đến lưu trú, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến Nha Trang, Khánh Hòa chủ yếu vẫn là từ các thị trường Trung Quốc, Nga và một số nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sở Du lịch TP Đà Nẵng công bố thông tin cho biết, dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại TP Đà Nẵng đạt hơn 260.500 lượt, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2016. Khách quốc tế đạt hơn 103.000 lượt, tăng 30,6%, khách nội địa đạt hơn 157.000 lượt, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách tăng do dịp Tết Nguyên đán là mùa du lịch đối với các thị trường gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... và khách Việt kiều.
Tại tỉnh Quảng Nam, theo thống kê của Sở VHTT&DL, lượng khách tham quan, lưu trú tại Quảng Nam ước đạt 121.000 lượt, tăng hơn 38% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đạt 51.700 lượt, tăng gần 32%; khách nội địa khoảng 69.300 lượt, tăng hơn 43%. Các điểm đến đón nhiều khách vẫn là phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm, Cẩm Thanh, Mỹ Sơn, Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng… 2 di sản thế giới là Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những ngày nghỉ Tết, đã có hơn 25.000 lượt khách đến tham quan. Riêng tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (Tam Kỳ), lượng khách cũng tăng cao với khoảng 13.000 lượt.
Theo Ban quản lý các khu du lịch thành phố Vũng Tàu, trong 5 ngày (từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Nguyên đán), thành phố Vũng Tàu đã đón, phục vụ khoảng 263.000 lượt khách du lịch, tập trung đông nhất vào 2 ngày mùng 4 và mùng 5 Tết.
Minh Anh
Nô nức khai hội đầu năm
Tại Hà Nội, ngày 1/2 (ngày 5/1 Âm lịch), lễ hội Gò Đống Đa đã được tổ chức. Năm nay, tới dự lễ và khai hội có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo TP Hà Nội. Tại đây, Thủ tướng và đoàn đã dâng hương trong lễ kỷ niệm 228 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong mùa lễ hội năm nay.
Cũng tại Hà Nội, ngày 2/2 (6/1 Âm lịch), lễ hội Cổ Loa (Đông Anh) cũng được tổ chức với sự tham gia của 8 xã (Bát xã) gồm: Cổ Loa, Văn Thượng, Ngoại Sát, Mạch Tràng, Đài Bi, Cầu Cả, Sằn Giã, Thư Cưu và làng Hà Vĩ. Hội Cổ Loa là lễ hội lớn không chỉ của Hà Nội mà còn thu hút được du khách thập phương tìm về để hành lễ và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Chương trình lễ hội Cổ Loa năm 2017 gồm có 2 phần lễ và hội. Phần lễ tổ chức theo nghi thức cổ truyền gồm có lễ dâng hương và lễ rước của “Bát xã Loa thành”.
Cũng trong ngày 2/2 (ngày 6/1 Âm lịch), tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội), lễ khai hội chùa Hương được tổ chức long trọng. Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, năm 2017, Ban đã triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm một mùa lễ hội kỷ cương, văn minh. Nhiều đổi mới trong việc tổ chức được áp dụng như phương tiện thuyền, đò tay đã được gắn biển số mới để quản lý chặt chẽ hơn; trên phương tiện thuyền, đò được trang bị phao cứu sinh, giỏ đựng rác; lượng khách chở phù hợp với tải trọng của phương tiện, tránh xảy ra tai nạn, luôn sẵn phương án cứu hộ, cứu nạn. Tất cả các công trình vệ sinh công cộng đều phục vụ miễn phí và bảo đảm sạch sẽ… Cũng theo Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 Âm lịch đã có khoảng hơn 12 vạn du khách đến tham quan, hành hương về nơi đất Phật. Năm nay, giá vé tham quan chùa Hương tăng từ 49.000 đồng lên 80.000 đồng, vé đò là 50.000 đồng.
Tại Bắc Ninh, dù chưa đến ngày chính hội nhưng tại Đền Bà Chúa Kho (TP Bắc Ninh) đã đón một lượng khách lớn hành hương về dâng lễ. Đến hẹn lại lên, theo truyền thống vào dịp này, du khách thập phương trên toàn quốc tìm về đây để “trả” và “vay” lễ Bà Chúa. Từ bãi gửi xe, dọc đường dẫn vào đền Trình và đền Bà Chúa hàng quán bán lễ, viết sớ chen chúc người qua lại, mua bán. Trong những ngày đầu năm Âm lịch, nhiều điểm đã xảy ra tình trạng ùn tắc do dòng người kéo về đông. Lực lượng chức năng và ban quản lý sở tại đã phải vất vả để phân luồng, điều tiết giao thông.
Trước đó, để tổ chức tốt lễ hội năm 2017, lãnh đạo TP Bắc Ninh đã chỉ đạo chính quyền sở tại phải thực hiện việc niêm yết giá tại các hàng quán; bổ sung thêm thùng rác; thí điểm mô hình đi bộ, xe điện. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Có phương án phòng, chống cháy nổ. Tiến hành tháo dỡ mái che, mái vẩy sai quy định trong khu vực Đền. Phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý kiên quyết tình trạng trộm cắp, đổi tiền lẻ, khấn thuê, lễ mướn và các đối tượng lang thang, xin ăn. Đồng thời tập trung chỉ đạo, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức lễ hội Đền Bà Chúa Kho năm 2017 đảm bảo trang trọng, an toàn, văn minh và tiết kiệm.
Khách du lịch tăng mạnh
Theo Sở Du lịch Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 (từ ngày 26/1 - 30/1/2017), tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô trên 230.000 lượt người, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt trên 62.000 lượt người (chủ yếu là khách Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Malaysia, Tây Ban Nha...); khách du lịch nội địa 168.000 người. Tổng doanh thu từ khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu đạt 731 tỷ đồng.
Theo thống kê, dịp Tết vừa qua tại Quảng Bình, tổng số khách du lịch ước đạt 105.000 lượt, trong đó khách quốc tế ước đạt 7.000 lượt. Số khách du lịch bình quân theo ngày tăng 8% so với dịp Tết Bính Thân 2016. Điểm đến thu hút nhiều khách là khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, động Phong Nha, động Thiên Đường, sông Chày - hang Tối, hang Tám Thanh Niên Xung Phong và Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng, Chùa Hoằng Phúc, Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Núi Thần Đinh...
Tại tỉnh Khánh Hòa, trong tháng 1, ngành du lịch địa phương này đã đón 125.000 lượt khách quốc tế đến lưu trú, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đến Nha Trang, Khánh Hòa chủ yếu vẫn là từ các thị trường Trung Quốc, Nga và một số nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sở Du lịch TP Đà Nẵng công bố thông tin cho biết, dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tổng lượng khách tham quan, du lịch tại TP Đà Nẵng đạt hơn 260.500 lượt, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2016. Khách quốc tế đạt hơn 103.000 lượt, tăng 30,6%, khách nội địa đạt hơn 157.000 lượt, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng khách tăng do dịp Tết Nguyên đán là mùa du lịch đối với các thị trường gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... và khách Việt kiều.
Tại tỉnh Quảng Nam, theo thống kê của Sở VHTT&DL, lượng khách tham quan, lưu trú tại Quảng Nam ước đạt 121.000 lượt, tăng hơn 38% so với cùng kỳ. Khách quốc tế đạt 51.700 lượt, tăng gần 32%; khách nội địa khoảng 69.300 lượt, tăng hơn 43%. Các điểm đến đón nhiều khách vẫn là phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm, Cẩm Thanh, Mỹ Sơn, Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng… 2 di sản thế giới là Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn, những ngày nghỉ Tết, đã có hơn 25.000 lượt khách đến tham quan. Riêng tại công trình Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (Tam Kỳ), lượng khách cũng tăng cao với khoảng 13.000 lượt.
Theo Ban quản lý các khu du lịch thành phố Vũng Tàu, trong 5 ngày (từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Nguyên đán), thành phố Vũng Tàu đã đón, phục vụ khoảng 263.000 lượt khách du lịch, tập trung đông nhất vào 2 ngày mùng 4 và mùng 5 Tết.
Minh Anh