HỒI TƯỞNG NGƯỜI THẦY

HỒI TƯỞNG CÔNG ƠN NGƯỜI THẦY GIÁO.

Bước vào văn phòng, đồng chí Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mỹ Hoa vừa cười vừa hỏi:

- Chị đang xem gì đấy?

Tôi vui vẻ: Chị đang xem Kế hoạch Cuộc thi “Tri ân người thầy”.

“Hì… chị dự thi nhé, em thấy chị thường nhắc và kể về thầy giáo cấp Ba của chị với tình cảm đặc biệt, mỗi lần chị kể mắt chị sáng lên…”.

Không có cuộc thi thì tấm gương sáng của thầy đã là vô vàn cuộc thi đối với tôi. Và không biết phải bắt đầu từ đâu để kể về thầy, người thầy mà tôi thầm cảm ơn hết cuộc đời này! Những kỉ niệm nhớ nhớ, quên quên, cứ chắp nhặt như thầy tôi thường bảo: “Lời quê chắp nhặt rông dài” (Nguyễn Du); Những kỉ niệm về thầy cứ dài mãi như là bức tượng đài về người thầy trong lòng thế hệ học trò chúng tôi (niên khóa 1986-1989).

Nghĩ lại, cuộc đời học sinh của tôi thật hạnh phúc vì gặp được những thầy cô luôn hết mực yêu thương, chăm sóc học sinh. Một trong số đó thầy là người mà tôi kính trọng và yêu quý nhất: thầy giáo Trương Biên Thùy! (Quê thầy ở Kỳ Trinh- Kỳ Anh- Hà Tĩnh; Thầy tốt nghiệp Đại học Vinh năm 1971; Ra trường thầy về dạy học trường THPT Kỳ Anh năm 1975; Thầy được điều động ra trường Năng khiếu Hà Tĩnh năm 1991; thầy mất năm 1997 khi vừa mới 47 tuổi)

17035411_435597366787089_912810262_n_500_01              

                                            CHÂN DUNG THẦY

Đã gần 30 năm trôi qua nhưng hình ảnh về thầy vẫn còn hiện rõ trong tôi mồn một: dáng người thư sinh, hơi gầy, nước da trắng nhưng có phần xanh nhợt nhạt. Không hiểu sao ngày ấy, thầy thường mặc áo lính, đến bây giờ thì tôi mới hiểu: nghèo! làm gì có nhiều tiền để mua những bộ đồ sơ mi lịch lãm, nên chắc là anh em họ hàng đi lính về biếu, tặng thầy những bộ quân phục…Thời ấy giữa những năm bao cấp, so với bây giờ, lũ trẻ chúng tôi dại khờ lắm! Làm gì có khái niệm “học thêm”, có biết định hướng gì đâu khi ngày ngày một buổi đến trường còn một buổi, hái rau cắt cỏ phụ giúp gia đình. Nhưng từ khi được gặp thầy thì thay đổi hẳn.

Vào cấp 3, tôi được phân vào lớp 12B- Chuyên văn. Lớp 10 cứ thế trôi qua, thầy cứ miệt mài dạy, truyền thụ, định hướng. Trò cứ đi học như là lẽ thường tình, vô tư, vô tâm. Nghĩ lại, tôi mới thấy mình là cô học trò “ba trợn”, học quá giờ, thầy chưa cho về, tôi rón rén ra ngoài thu chiếc xe đạp cũ kĩ của thầy. Trống đánh, tôi cứ thế ra về. Có biết đâu thầy đi tìm nát cả trường. Bạn bè nói lại, thầy bảo rằng: “chắc chắn là Trung Châu thu chứ ai!”, thầy đã đoán đúng. Những ngày sau đó, thầy biết thủ phạm là tôi nhưng thầy chỉ cười nụ cười hiền khô làm tôi ân hận đến tận bây giờ!…

Đến năm lớp 11, lũ chúng tôi đã biết chăm hơn. Có một lần, hơn 12h trưa, thầy Sòng- Phó hiệu trưởng lên lớp mắng như té tát: “Anh Thùy, anh định giam trò đến bao giờ?…” Cái buổi hôm ấy, tôi còn nhớ thầy giảng các đoạn trích trong Truyện Kiều, chúng tôi cứ ngơ ngơ, ngáo ngáo. Thật tuyệt vời thầy đã nhận ra: chúng tôi chẳng hiểu gì. Thầy bắt đầu chuyển thể Thơ Kiều bằng Văn xuôi cứ thế kể về xuất xứ, nội dung truyện Kiều từ “Có nhà Viên ngoại họ Vương, Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đến hai chị em Kiều – Vân đi chơi xuân rồi gặp Kim Trọng đến gia đình Kiều gặp tai bay vạ gió Kiều phải bán mình chuộc cha… mười lăm năm lưu lạc phải ba lần đi ở, ba lần vào lầu xanh, rồi gieo thân xuống sông Tiền Đường tự tử được cứu sống… Cứ thế kết thúc Truyện Kiều “một nhà đoàn tụ đầy sân quế hòe”. Ôi, thầy giảng truyện Kiều, kể truyện Kiều hay quá! Chúng tôi là lũ trẻ tinh nghịch mà ngồi như thóc nghe giảng quên cả thời gian thì không phải là vừa. Lúc đó, như chợt nhớ ra, thầy cười hiền từ phúc hậu, đôi mắt ánh lên sự hối lỗi. Nhưng chúng tôi vẫn cứ vui vẻ, hồn nhiên cười nói như chẳng vấn đề gì !!! Và cứ thế từ bài học này đến bài học khác, thầy luôn mở mang kiến thức ngoài sách vở cho chúng tôi. Hầu như các kiến thức Văn “gốc” của tôi là học được từ thầy.

Rồi nữa, lúc bấy giờ dòng văn học Lãng mạn 1930-1945 bắt đầu được chú trọng nhưng chưa được đưa vào học, thầy đã cung cấp cho chúng tôi, thầy dạy say sưa mong sao chúng tôi nắm bắt được dòng văn học này một cách tốt nhất. Từ nhóm “Tự lực Văn đoàn” rồi “Tràng Giang” của Huy Cận, “Thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mạc Tử), “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu)…

Nhất là dòng Văn học hiện thực phê phán, thầy như hòa mình vào các thân phận nghèo khổ, khốn cùng của Chị Dậu, Tám Bính, Anh Pha, Chí Phèo… làm chúng tôi bao lần rơi nước mắt, bao lần thổn thức với nổi đau đời trước, những cảnh đời bất hạnh. Tôi có kỉ niệm vui nhất khi học dòng văn học này, vì lấy được điểm 9 của thầy quả là một kì tích, khi phân tích nhân vật điển hình Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tôi được 9 điểm.- Thầy bảo: “Riêng mở bài, thầy đã cho Trung Châu 9 điểm”; Tôi nhớ, tôi đã vào đề: (Đã có một Chị Dậu, một anh Pha, một Tám Bính,… nhưng nếu thiếu đi một Chí Phèo của Nam Cao thì sẽ không hoàn thành bức tranh hiện thực phê phán…).

Mỗi giờ lên lớp của thầy đầy ấn tượng. Thầy luôn tìm tòi cái hay, cái mới, dùng đủ mọi phương pháp để chuyển tải, bổ sung cập nhật cho chúng tôi. Thầy vận dụng mọi danh ngôn vào các giờ dạy rất tuyệt vời! Các tiết học lúc nào cũng diễn ra một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Có một lần: (Tôi xin trích nguyên vẹn những dòng tản mạn cùng bài thơ khi nhớ về thầy của con gái thầy: Trương Thị Hòa Bình, nay là cô giáo dạy Văn trường THPT Phan Đình Phùng- Thị xã Hà Tĩnh:

Lâu ngày chưa gặp lại 12B, mình xin chép lại bài thơ đã làm dạo trước. Bài thơ dẫu chưa đạt về ý về lời , nhưng là cảm xúc rất thật của một nguời con, vừa là nguời học trò của 12B. Hồi ấy, chúng ta học một giờ thao giảng do Thầy TRƯƠNG BIÊN THÙY dạy. Giờ học có Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục Nghệ Tĩnh và các thầy cô giáo trường cấp ba Kì Anh về dự giờ. Sau lời giảng của Thầy, Trung Châu chuyển thể bài thơ thành bài hát (Bài thơ: Đất quê ta mênh mông- Dương Hương Ly). Tiếng trống trường và tràng pháo tay vang lên, cũng là lúc ca từ bài hát khép lại…”

Lớp tôi, mỗi người mỗi hoàn cảnh, đứa ở gần, đứa dăm ba ki-lô-mét, có đứa ở xa mấy chục cây số phải ở trọ (có những đêm học khuya đói quá, bọn chúng phải trèo vào nhà bếp của huyện để lấy một ít cơm cháy còn sót lại). Thầy đều hiểu và thương cảm, chia sớt, động viên…

Cảm động nhất, là có một lần: đã rất khuya, tôi đang ngồi học, nghe tiếng chó sủa, mẹ tôi chạy ra tưởng có kẻ trộm. Mẹ thốt lên: “Ai, ai đó…”

- Tôi, tôi, thầy Thùy.

Dạ, chào thầy, sao thầy lại ở đây giờ này? Mời thầy vào nhà…

- Không, chị yên tâm, tui nghe mấy đứa đồn ả Châu có mấy anh lớp A đến tán tỉnh, không biết có học hành gì không, tui đến thử xem O yên tâm.

Và thấy tôi đang học, thầy yên lòng ra về với chiếc xe đạp cũ kĩ, quãng đường hơn 5 km!

Mẹ tôi vào nhà cười tủm tỉm, tôi hỏi sao cũng không trả lời mãi sau này khi tôi đã vào sư phạm mẹ tôi mới kể cho nghe. Ôi sao mà tuyệt vời đến thế!

Nghĩ lại, mới thấy thầy của mình sao mà nhanh nhạy, nhìn xa trông rộng? Giữa những năm 1987-1988, thầy đã tham mưu với BGH nhà trường nhờ các thầy trường Phan Bội Châu- Nghệ An về dạy thêm cho chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi chỉ biết đi học theo mong muốn của thầy chứ có đóng đậu gì đâu? Hồi đó, tôi còn nhớ thầy dạy Sử - Phan Bội Châu về dạy, thầy có chất giọng dễ đi vào lòng người lắm ý! Tay xách cặp, trán hói, đầu đội mũ Pê rê, bước vào lớp thầy bỏ mũ xuồng: “Chào các em”; dạy một lúc: “Hiểu chưa các em”; Lần ấy, đầu buổi tôi cũng bắt chước nhại lại y chang thầy, thầy tôi bắt được, và tôi lại được lần hú vía! Nhưng thật may, thầy cười nhắc khéo: “Trung Châu làm giống lắm”, ôi tôi xấu hổ quá!

Kỉ niệm cứ thế tràn về, viết mãi không bao giờ kể hết …

                                                              *   *

                                                                *

Không biệt tự bao giờ, thơ văn đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi. Tôi yêu văn, yêu cái hay cái đẹp; Tôi dạy con cũng nhẹ nhàng như áng Ca dao tục ngữ; Mỗi khi nóng giận tôi biết tự kiềm chế, nhớ lại lời thầy khi vận dụng ý thơ “Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành” (Tố Hữu); Mỗi khi mệt mỏi, chán nản hay gặp phải những chuyện buồn, tôi cố vượt qua và tự động viên “Chết có sao không sống được mới là điều đau khổ.” (Balzac); Đối với người thân và bạn bè tôi luôn tìm thấy điều tốt đẹp ở họ, góp ý những điểm chưa được, chưa hay; Đối với bản thân tôi luôn tự nhìn lại chính mình để thấy được những nhược điểm, sửa chữa kịp thời, sống tốt hơn, luôn yêu quý trân trọng học trò… Tôi cũng thấy tự hào trong suốt 23 năm dạy học ít nhiều cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong những lứa học trò tình cảm đặc biệt. Thỉnh thoảng những món quà mà tôi nhận được là một vài cuốn sách của những cô bé đang học Đại học, những món quà nhỏ của những cô cậu học trò đã thành danh, những lá thư, dòng tin viết vội đầy tình cảm cô trò,…

                                                                  *   *

                                                                     *

Thầy đã đi xa mấy chục năm ròng nhưng mỗi khi lũ chúng tôi nghĩ về thầy lòng luôn đau đáu, thương tiếc và muốn báo đáp. Nhưng “Khi chúng tôi khôn thầy đã xa rồi!”. Lúc còn sống thấy luôn canh cánh, “Chưa bình yên” luôn lo nghĩ cho mọi người.

              17092246_435597310120428_2013456414_n_500

Lớp chúng tôi do thầy chủ nhiệm- nhìn lại khóa ấy lớp tôi là thành đạt nhất, rất đáng tự hào. Vì giữa cái thời cơm cao, gạo kém, quần đụp áo tơi nhưng chúng tôi đều có công ăn việc làm, có chỗ đứng trong xã hội, làm đủ mọi ngành nghề: Đứa thì Tiến sĩ triết học đứng trên giảng đường Đại học; Đứa thì Phó chủ tịch thị xã; Nhiều đứa là trưởng, phó phòng trong các cơ quan, xí nghiệp; Nhiều đứa là Hiệu trưởng, PHT và rất nhiều đứa nối nghiệp thầy- là giáo viên dạy học trong quân đội, THPT, THCS, TH… Ngoài ra, nhiều đứa còn là các doanh nhân thành đạt.

Năm 1991 thầy được điều ra giảng dạy ở trường Chuyên tỉnh Hà Tỉnh, năm đầu tiên thầy dạy đội tuyển đã có đến 7 em đạt giải Quốc gia.

                                     14713638_1781672715378304_2590141643130069359_n                   

Thầy không những là một giáo viên giỏi, có chuyên môn tốt mà thầy còn để lại rất nhiều bài thơ, áng văn xúc động lòng người. Quê hương, người thân, bạn bè, học sinh luôn hiện hữu trong trái tim, trong những vần thơ của thầy.

             17105395_435597326787093_1346660484_n_500

Thầy sống mẫu mực, khuôn phép, có tình. Cái tình lớn nhất tôi học được ở thầy là: Tình người cao cả, yêu quý học trò đến chân thành, thầy thường bảo: “Các em là những đứa con tinh thần của thầy.”; thầy hiền như củ sắn, củ khoai!

Trong ngày vui hội khóa (2015- trường THPT Kỳ Anh) vắng bóng thầy, người thầy không đáng vắng nhất! Lòng tôi đã phải thốt lên:

                                    Chúng em về hội khoá
                                    Chung vui ngày lập trường
                                    Gặp bạn bè một thủa
                                    Vắng bóng thầy- thầy ơi!

                                    Chúng em về hội khoá
                                    Dạo dưới mái trường xưa
                                    Gặp nhau vui khôn xiết
                                    Như không thể rời xa.

                                    Hai sáu năm gặp lại
                                    Đã thành danh nên người
                                    Không có thầy bên cạnh
                                    Nghiêng bờ vai chụp hình!

                                    Nhớ lời thầy vang vọng
                                    Lời thầy dạy mang theo
                                    Làm hành trang tiếp bước
                                    Vào đời vui mỗi ngày.

                                    Dưới ngôi trường rộng lớn
                                    Nhớ về thầy đứng lặng!

                                                                  rưng rưng.

                                                           Kỳ Anh, 16/11/2015

                                    (Nhớ thầy- Tặng thầy giáo của tôi: Trương Biên Thuỳ)

Bài viết tuy không đầu, không cuối; Ngôn ngữ không cầu kì, bay bỗng; Hành văn không gãy gọn, trau chuốt; bố cục, sắp xếp lộn xộn, cách viết không biết thế nào là chuyên nghiệp nhưng tôi xin mượn lại ý thơ của Nguyễn Du chỉ là “lời quê chắp nhặt”…

Thầy mất tròn 20 năm và cuộc thi lần này như là nén tâm nhang thành kính dâng lên hương hồn thầy, người thầy vĩ đại trong tôi!

Bây giờ tôi lại tiếp bước thầy, giáo dục học trò những điều nhân nghĩa! Giữa cuộc sống bộn bề còn nhiều khó khăn vất vả, tôi tin vẫn có những người thầy, những cô giáo đang ngồi dưới ánh đèn, bên trang giáo án viết tiếp ngày mai, dệt lên bao điều tươi đẹp, thắp sáng những niềm tin, những ước mơ cháy bỏng cho những thế hệ học trò… Và những lời tri ân sẽ để những thế hệ sau viết tiếp!

                                                                      Sơn Kim 1, tháng 11 năm 2017

                                                                        - Nguyễn Thị Trung Châu -

Nguồn: http://gdthhatinh.violet.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XE DU LỊCH CHUYÊN NGHIỆP:

 

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DU LỊCH HÀ TĨNH

Chuyên cho thuê các loại xe du lịch đời mới chất lượng cao, giá cả cạnh tranh: từ  4 chỗ - 7 chỗ  - 16 chổ - 29 chỗ  - 35 chỗ  và 45 chỗ. ( 4-cho-7-cho-16-cho-29-cho-35-cho-45-cho ).

Phục vụ cưới hỏi, tham quan du lich, lễ hội, học tập công tác, dã ngoại...

Với đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, thông thạo đường sá, phục vụ tận tâm, thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ vận tải.....

Địa chỉ : Số 44 Đường Phú Hào - Phường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh - Hà Tĩnh.

Hotline : 0975.887788 - 0912.999.092

Website : thuexehatinh.com hoặc hatinhtourist.vn

 

Từ khóa tìm kiếm cho thuê xe du lịch trên hệ thống Google.

 

 Thuê xe hà tĩnh, thuê xe tại hà tĩnh, thuê xe du lịch hà tinh, thuê xe du lịch tại hà tĩnh, cho thuê xe hà tĩnh, cho thuê xe tại hà tĩnh, cho thuê xe du lịch hà tĩnh, thuê xe du lịch tại hà tĩnh,  thuê xe du lịch chất lượng cao hà tĩnh, thuê xe du lịch chất lượng caotại  hà tĩnh, cho thuê xe du lịch chất lượng cao hà tĩnh, cho thuê xe du lịch chất lượng cao tại hà tĩnh, cho thuê xe hà tĩnh chất lượng cao, thuê xe ô tô hà tĩnh, thuê xe ô tô tại hà tĩnh, cho thuê xe ô tô hà tĩnh , cho thuê xe ô tô tại hà tĩnh, thuê xe ô tô du lịch hà tĩnh, thuê xe ô tô du lịch tại hà tĩnh, cho thuê xe ô tô du lịch hà tĩnh, cho thuê xe ô tô du lịch tại hà tĩnh, ở hà tĩnh nên thuê xe du lịch ở đâu, đến hà tĩnh nên thuê xe du lịch ở đâu, địa chỉ cho thuê xe du lịch uy tín chất lượng tại hà tĩnh, địa chỉ cho thuê xe du lịch uy tín chất lượng  nhất tại hà tĩnh, công ty chuyên cho thuê xe du lịch uy tín chất lượng  nhất tại hà tĩnh, dịch vụ cho thuê xe du lịch tại hà tĩnh, dịch vụ cho thuê xe dâu tại hà tĩnh, dịch vụ cho thuê xe cưới tại hà tĩnh.

(   Thue-xe-ha-tinh, thue-xe-tai-ha-tinh, thue-xe-du-lich-ha-tinh, thue-xe-du-lich-tai-ha-tinh, cho-thue- xe-ha-tinh, cho-thue- xe-tai- ha-tinh, cho-thue-xe-du-lich-ha-tinh, thue-xe-du-lich-tai-ha-tinh,  thue-xe-du-lich-chat-luong-cao-ha-tinh, thue-xe-du-lich-chatluong-cao-tai-ha-tinh, cho-thue-xe-du-lịch-chat-lượng-cao-ha-tinh, cho-thue-xe-du-lich-chat-luong-cao-tai-ha-tinh, cho-thue- xe-ha-tinh-chat-luong-cao, thue-xe-o-to-ha-tinh, thue-xe-o-to tai-ha-tinh, cho thuê xe-o-to-ha-tinh , cho-thue-xe-o-to-tai-ha-tinh, thue-xe-o-to-du-lich-ha-tinh, thue-xe-o-to-du-lich-tai-ha-tinh, cho-thue-xe-o-to-du-lich-ha-tinh, cho-thue-x-o-to-du-lich-tại-ha-tinh, o-ha-tinh-nen-thue-xe-du-lich-o-dau, đen-ha-tinh-nen-thue-xe-du-lich-o-dau, dia-chi-cho-thue-xe-du-lich-uy-tin-chat-luong-tai-ha-tinh, dia-chi-cho-thue-xe-du-lich-uy-tin-chat-luong –nhat-tai-ha-tinh, cong-ty-chuyen-cho-thue- xe-du-lich-uy-tin-chat-luong –nhat-tai-ha-tinh, dich-vu-cho-thue-xe-du-lich-tai-ha-tinh, dich-vu-cho-thue-xe-dau-xe-hoa- tai-ha-tinh, dich-vu-cho-thue-xe-cuoi-tai-ha-tinh.   ).