Cầu Cửa Nhì

Đời thợ cầu thật nhiều vất vả gian nan, nhưng cũng có những phút thư giãn thật sảng khoái, ấy là mỗi buổi chiều tà, hàng đoàn các cô gái Thái đi lấy bông lau về làm đệm, nghỉ và tắm ở ngầm tràn, ngay sát khu vực thi công của bọn mình, mà phụ nữ thái


cua-cau-nhi-1-1634630487.jpg

“Chiều miền Tây nắng vàng như mật.

Khi nhắc tên đèo Ách cầu Nhì.

Khi đã từng qua rừng gió Hú.

Anh có vào Nghĩa Lộ với em ko”

Ấy là lời của ca khúc "Anh có vào NL với em ko", của Nhạc sỹ Trọng Loan, phổ thơ của Nhà thơ Hoàng Thị Hạnh, một người con ưu tú của núi rừng Văn Chấn...

Năm 95, mình được tham gia XD cầu Cửa Nhì, cây cầu bê tông dự ứng lực bắc qua ngòi Nhì, bình thường thì dòng suối này hiền hoà lắm, nước trong văn vắt và mát rười rượi, có nhẽ nhờ tắm nước ngòi Nhì, mà các cô gái Thái có làn da mịn màng quyến rũ đến mê hoặc, ấy là mình nghe lỏm mấy thằng lính trẻ khoe với nhau, sau hồi vần vũ với các cô nàng bên bờ suối, dưới ánh trăng huyền ảo và sự mê đắm của lũ giai gái mới lớn, thế nhưng mà vào mùa lũ thì ngòi Nhì cũng hung dữ lắm, biết bao hoa màu, nhà cửa và cả con người đã bị nó nuốt chửng, chưa kể tới việc ách tắc hàng mấy ngày tại ngầm cửa nhì, chính vì vậy mà khi triển khai thi công cầu, bà con dân bản khoái lắm, cứ trầm trồ khen mấy chú thợ cầu đẹp giai, làm bọn mình nở hết cả mũi...

Sau khi khởi công thì công ty thành lập Ban chỉ huy công trường, trực tiếp do ông Giám đốc to, cao, đen của mình phụ trách, vốn là KS cầu hầm xịn với rất nhiều kinh nghiệm thi công, hàng ngày bố ấy mặc bộ bà ba nâu, đội nón lá sục sạo hết mọi ngõ ngách ở công trường, đố cái gì qua mặt được bố ấy, ko những thế bố ấy còn hát chèo và kể chuyện tiếu lâm rất hay, đặc biệt là vừa uống rượu lòng lợn tiết canh xong, là bố ấy sẵn sàng vục cả gáo nước lã tu ừng ực, làm đám lính tráng mắt tròn mắt dẹt vì hãi... vì là đội trưởng đội cơ giới, nên mình phải thường xuyên nằm tại công trường, lần ấy mình mua nửa con dê về khao quân, nấu nướng bày biện xong, mời bố ấy vào thì bố lẳng lặng vào bếp bốc bát muối trắng để trước mặt, mặt lạnh tanh phán, "Mẹ chúng nó, rặt 1 lũ đểu, đã biết mình ko bao giờ ăn thịt đồng loại, mà vẫn cố tình mua dê về để trêu ngươi”, mấy thằng lính sợ quá thì thầm: "Sếp tuổi thân chứ có phải tuổi mùi đâu mà đồng loại với cả đồng chí", biết bài của bố ấy rồi, mình bảo bọn kia: "Chiến...tội đâu tao chịu", mịaaa ko hổ danh thợ cầu, chỉ 2 tiếng sau là chỉ còn rặt xương và cái can 10 lít vứt chỏng gọng...

Đoạn đường gần cửa nhì có hàng nhãn cổ thụ khá to, một đêm đang ngủ chợt nghe tiếng cái xe cẩu Zil130 khởi động rồi bậm bạch ra khỏi công trường, thì ra là mấy thằng lính trẻ cho 1 thằng nằm trên xe cẩu bẻ trộm nhãn về ăn, rồi mang vỏ với hạt nhãn đổ gần lán bọn Thuỷ lợi đang thi công cầu máng gần đó, làm bọn kia phải chịu tội thay, ko những thế, cô con gái bà chủ vườn nhãn, lập tức chia tay ko thương tiếc 1 thằng trung cấp thủy lợi, quay ngoắt yêu ngay 1 anh thợ cầu...

Đời thợ cầu thật nhiều vất vả gian nan, nhưng cũng có những phút thư giãn thật sảng khoái, ấy là mỗi buổi chiều tà, hàng đoàn các cô gái Thái đi lấy bông lau về làm đệm, nghỉ và tắm ở ngầm tràn, ngay sát khu vực thi công của bọn mình, mà phụ nữ thái tắm suối cũng là cả 1 nghệ thuật, cứ lội đến đâu thì cuốn váy áo tới đấy, cuối cùng là đội lên... đầu, dưới làn nước trong xanh, thân thể Ngọc ngà của các nàng thật huyền ảo, làm mấy thằng lính trẻ của mình cứ chép miệng tiếc nuối, thương chúng mình bèn đánh cái xe Bò MAZ đầy đá, ì ì xông ra giữa ngầm, bị bất ngờ các nàng nhà ta nhổm lên tránh sóng, làm lồ lộ những toà thiên nhiên tuyệt mỹ, cánh lính trẻ được bữa bổ túc mắt, cứ nhảy cẫng lên vì... sướng.

Mình rất tâm đắc với 1 câu trong bài hát chị tôi của lão nhạc sỹ bùi bụi Trần Tiến: Cầu xây xong đã lâu ko thấy ai về đưa dâu", thật ra thợ cầu chẳng đa tình như người ta nghĩ đâu, chẳng qua là đời thợ cầu gian nan quá, Bắc xong cây cầu nối 2 bờ vui xong, là lại phải chuyển đến 1 bờ bến xa lắc khác rồi mà thôi.

Mặc dù đã thôi làm thợ cầu hơn hai chục năm, nhưng những kỷ niệm trong quãng đời "nối những nhớ thương bằng những nhịp cầu" gian khổ vẫn chẳng thể nào quên...

Theo Chuyện làng quê / Báo Văn Hóa Và Phát Triển

Link: https://vanhoavaphattrien.vn/cau-cua-nhi-a7521.htmlhttps://vanhoavaphattrien.vn/cau-cua-nhi-a7521.html

 

 




Các bài viết khác

Dat xe
Dat xe
1