Clip: Nơi duy nhất Hà Tĩnh người dân thả diều sáo quanh năm

Với người dân thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), chơi diều không chỉ để thư giãn những lúc nông nhàn mà đó còn là niềm đam mê không thể thiếu


Clip: Nơi duy nhất Hà Tĩnh người dân thả diều sáo quanh năm
ảnh minh họa

Mặc dù mới phát triển khoảng vài chục năm nay nhưng thú chơi diều sáo đã trở thành nét văn hóa của người dân thôn Bắc Bình.

Ở Bắc Bình, từ người già đến trẻ nhỏ đều đam mê và thả diều quanh năm. Bất kể ngày nắng hay mưa, miễn “được gió” là người dân trong thôn Bắc Bình lại đưa diều ra thả.

Không giống như diều Huế làm bằng vải sặc sỡ sắc màu, diều sáo Bắc Bình mê hoặc con mắt, lỗ tai người thưởng diều bởi vẻ mộc mạc và âm thanh hoàn hảo của bộ sáo. Trong hình là bộ diều của anh Trần Xuân Chiến – một người có thâm niên làm diều sáo thôn Bắc Bình có 6 chiếc, sải cánh từ 2m - 6,4m

Theo những “nghệ nhân” chơi diều Bắc Bình, khó nhất và cũng quan trọng nhất là khâu lấy tiếng sáo, liên quan đến trình độ và kỹ thuật khoét miệng sáo. Theo kinh nghiệm, lõi gỗ mít vườn (cây từ 35 tuổi trở lên) làm miệng sáo là tốt hơn cả. Bởi gỗ mít rắn, xoắn thớ, không dễ nứt, vỡ kể cả khi diều bổ xuống.

Sau khi đẽo gọt, dùng dao rất sắc tạo thành kẽ hở gọi là “miệng sáo” (đường ra vào của gió). Đây là bộ phận quan trọng được tính toán rất kỹ. Nếu miệng sáo rộng, gió ra vào quá thoải mái, âm thanh phát ra quá “hào phóng” cũng không để lại ấn tượng. Ngược lại, miệng sáo nhỏ, tiếng sáo sẽ bần, gắt. Bộ 6 sáo nặng khoảng 4 kg.

Anh Trần Xuân Chiến – một người có thâm niên làm diều sáo thôn Bắc Bình cho biết: “Một chiếc sáo to (đường kính 20cm, dài 80cm) phải làm mất 5 ngày. Khâu chọn nguyên liệu làm ống sáo càng không thể ẩu. Với ống sáo lớn, phải sang tận rừng Lào chọn ống vầu vừa dài đốt, vừa bền. Ống nhỏ hơn làm bằng nứa già. Khung diều làm bằng tre cật trên 10 năm tuổi, phơi liền ba tháng cho kiệt nước, nếu cong thì phải đốt lửa uốn cho thẳng, cung trên phải to hơn cung dưới. Diều phải được tính toán cân đối kích thước, tỷ lệ giữa các bộ phận để bạt gió tốt, cho diều lên cao”.

So với cách làm diều cổ truyền, nhóm chơi diều thôn Bắc Bình có sự “cách tân”, không dùng vật liệu cổ truyền mà dùng vải dù không thấm nước (được mua tận bên Nga) nên có thể thả cả khi trời mưa

Anh Chiến cho biết, không chỉ làm diều để chơi mà còn làm để bán với giá từ 2 triệu - 4,5 triệu đồng/chiếc và quan trọng hơn cả là để phổ biến cho mọi người cùng chơi cho vui

Toàn thôn Bắc Bình hiện có hơn 30 con diều sáo. Chiếc lớn nhất (diều đại) sải cánh 6,4m có thể “cõng” 6-8 ống sáo, diều trung từ 3m-6m “cõng” 2-5 ống sáo.

Cánh diều đón gió bay vút lên không trung, mang theo tiếng sáo vi vu, vang xa khắp xóm làng. Cánh diều mang theo những ước mơ, khát vọng và cảm giác thư thái, thanh bình trên những miền quê.

Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn Dương Kim Hỡi

Ngoài thôn Bắc Bình có số lượng người chơi diều sáo đông nhất thì các thôn còn lại cũng có 5-10 người chơi diều. Để giữ nét đẹp truyền thống, địa phương đang có kế hoạch thi thả diều giữa các thôn và các cá nhân trong xã. Trong Tuor du lịch trải nghiệm làng quê NTM mà địa phương đang xây dựng dự kiến sẽ có tham quan làng diều sáo Bắc Bình.

đăng bởi: baohatinh

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1933623#ixzz4vrlvkU3A 
http://www.xaluan.com/raovat


Tag : 


Các bài viết khác

Dat xe
Dat xe
1